Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

LỜI KỂ CỦA NGƯỜI THÂM NHẬP CỔNG ĐỊA NGỤC CHÁY SUỐT 50 NĂM SẼ KHIẾN BẠN HÃI HÙNG

“CỔNG ĐỊA NGỤC” KHIẾN NHÀ THÁM HIỂM CÓ CẢM GIÁC NHƯ MỘT CỦ KHOAI TÂY BỊ NƯỚNG.

Khoảng 5 thập kỷ trước, một cái hố khổng lồ rực cháy xuất hiện trên một sa mạc ở phía bắc Turkmenistan.
Hố Darvaza, thường được gọi là cổng địa ngục, ngày nay vẫn còn rực cháy, một điều kỳ lạ chưa có giải thích chính thức.
Lời giải thích phổ biến nhất là các nhà khoa học Liên Xô đã khoan tìm khí gas ở đây.
Trong quá trình khoan, mặt đất phía trên sụp xuống và nuốt trọn toàn bộ số thiết bị của các nhà địa chất Liên Xô.
Lo sợ các loại khí độc bên dưới sẽ thoát ra, các nhà địa chất quyết định đốt nó với hy vọng ngọn lửa sẽ tắt trong một vài ngày. Nhưng kể từ đó, ngọn lửa chưa có dấu hiệu ngừng cháy.
Hãi hùng lời kể của người đầu tiên thâm nhập “cổng địa ngục” cháy suốt 50 năm - 1
Hãi hùng lời kể của người đầu tiên thâm nhập “cổng địa ngục” cháy suốt 50 năm - 2
Theo National Geographic, có lẽ các nhà khoa học đã đánh giá thấp lượng nhiên liệu nằm bên dưới khu vực: Turkmenistan là nơi có trữ lượng khí gas lớn thứ sáu trên thế giới.
Vào tháng 11.2013, nhà thám hiểm George Kourounis là người đầu tiên thâm nhập hố Darvaza, nơi rộng 69 mét và sâu 30 mét.
Khi xuống dưới, ông thu thập các mẫu đất để xem sự sống có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt như vậy hay không.
Kourounis đã có nhiều trải nghiệm đáng nhớ trong các môi trường khắc nghiệt - săn đuổi lốc xoáy khắp vùng Trung Tây Mỹ, bơi với cá răng đao ở Venezuela, thậm chí kết hôn trên miệng núi lửa phun trào ở Nam Thái Bình Dương.
Nhưng chuyến đi đến Turkmenistan sẽ luôn là một trong những chuyến thám hiểm thú vị nhất của ông.
Hãi hùng lời kể của người đầu tiên thâm nhập “cổng địa ngục” cháy suốt 50 năm - 3

Đó cũng là chuyến thám hiểm duy nhất ông thừa nhận có cảm giác "giống khoai tây bị nướng".
“Từ đó đến nay, tôi xem đi xem lại hình ảnh chụp nơi này trên Internet, và trải nghiệm đó không bao giờ thoát khỏi tâm trí tôi”, Kourounis nói. "Nó giống như một mảnh vụn trong não mà tôi không thể quên đi".
Những thử thách đầu tiên
Nhiều người có thể nghĩ rằng việc thâm nhập hố rực cháy là thách thức chính của cuộc thám hiểm. Nhưng Kourounis nói rằng đoàn thám hiểm của ông gặp trở ngại ghê gớm trước đó.
"Mục tiêu lớn nhất là được cho phép vào quốc gia này", ông nói. "Đó là mối quan tâm lớn nhất của chúng tôi, bởi vì Turkmenistan là một trong những quốc gia khép kín nhất thế giới”.
Đoàn thám hiểm cuối cùng cũng được nhập cảnh Turkmenistan vào năm 2013 sau hai năm cố gắng.
Khi đến nơi, Kourounis thấy hố Darvaza trông giống như một ngọn núi lửa ở giữa sa mạc.
Hãi hùng lời kể của người đầu tiên thâm nhập “cổng địa ngục” cháy suốt 50 năm - 4
"Nó đang cháy với một lượng lửa lớn, như có rất nhiều lửa dưới đó", nhà thám hiểm nói. “Ngày hay đêm nó đều cháy. Bạn có thể nghe tiếng gầm của ngọn lửa nếu bạn đứng ở rìa. Nếu bạn đứng quay mặt về hướng gió thổi, sức nóng là không thể chịu nổi. Có hàng ngàn ngọn lửa nhỏ xung quanh rìa hố, hướng về trung tâm. Có hai ngọn lửa lớn ở giữa và ở dưới, đó có lẽ là nơi các nhà khoa học từng khoan để tìm khí gas”.
Trước khi vào hố Darvaza, Kourounis chuẩn bị đầy đủ các thiết bị. Chúng bao gồm một dây leo núi được thiết kế riêng cho chuyến đi, thiết bị thở khép kín (tương tự thiết bị lặn), dây chống cháy và bộ đồ chịu nhiệt.
"Bộ đồ được làm từ vải aluminized", Kourounis nói. “Những bộ đồ kiểu này được sử dụng bởi nhân viên cứu hỏa, công nhân nhà máy thép, nhà núi lửa học, các nghề nghiệp phải đối phó với sức nóng dữ dội. Chúng phản xạ rất nhiều nhiệt bức xạ, nhưng cảm giác vẫn khá nóng bên trong. Tôi cảm thấy giống như một củ khoai tây nướng trong đó”.
Hãi hùng lời kể của người đầu tiên thâm nhập “cổng địa ngục” cháy suốt 50 năm - 5
Một thiết bị rất chuyên dụng khác mà Kourounis mang đến Turkmenistan là một đầu dò nhiệt được thiết kế bởi các kỹ sư của National Geographic.
"Nó trông giống như một thanh kiếm", Kourounis nói. “Nó có thể truyền thông tin nhiệt độ về laptop đặt trên miệng hố”.
Thâm nhập “cổng địa ngục”
Ngay cả sau vài ngày chuẩn bị, Kourounis vẫn run sợ khi nghĩ đến chuyện sắp chui vào “cổng địa ngục”.
Nhưng tất nhiên, ông vẫn quyết định đi xuống.
“Bên trong không hề tối”, Kourounis nói về cái hố. “Thực ra, bạn bị bao vây bởi lửa nên mọi thứ đều có màu da cam”.
Hãi hùng lời kể của người đầu tiên thâm nhập “cổng địa ngục” cháy suốt 50 năm - 6
Khi xuống tới sàn hố, Kourounis bắt tay vào nhiệm vụ khoa học của cuộc thám hiểm.
"Phần quan trọng nhất của nhiệm vụ là lấy một số mẫu đất ở đáy, về căn bản là cát, và xem liệu có bất kỳ vi khuẩn sống nào dưới đáy hay không. Chúng có thể cho chúng ta manh mối về sự sống trong những môi trường khắc nghiệt này”, Kourounis nói.
“Đó là nơi rất dễ bay hơi”, Kourounis tiếp. “Ví dụ, lúc tôi đào cát để thu thập mẫu đất, lửa bốc lên khỏi cái lỗ mà tôi đang đào. Tôi đã mở một lỗ mới khi tôi đào ở đó”.
Hãi hùng lời kể của người đầu tiên thâm nhập “cổng địa ngục” cháy suốt 50 năm - 7
Các mẫu đất sau đó được đưa cho tiến sĩ Stefan Green, nhà vi sinh vật học trong chuyến thám hiểm.
Green nói rằng một số loại vi khuẩn đã được phát hiện trong đất. Những loài vi sinh vật này trở nên “phong phú” nhờ nhiệt độ cao và mức độ dinh dưỡng thấp của “cổng địa ngục”, Green nói.
Cùng với việc khám phá sự sống ở một trong những nơi khắc nghiệt nhất Trái Đất, “cổng địa ngục” cũng giống như một thế giới khác ngoài hành tinh, theo Kourounis.
"Ánh sáng màu cam từ ngọn lửa làm cho mặt đất hoàn toàn màu cam, và các bức tường bao quanh hố cũng có màu cam", nhà thám hiểm nói. “Nó thực sự khiến tôi nghĩ đến Sao Hỏa, nơi có đất màu cam hoặc đỏ. Cảm giác thật khác Trái Đất”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét